Xã hội ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống của con người cũng trở nên bận rộn và eo hẹp về thời gian hơn rất nhiều. Chính vì vậy mỗi khi có thời gian đi chợ hoặc đi siêu thị mua thức ăn họ thường mua rất nhiều để dự trữ cho cả tuần. Tuy nhiên vấn đề mà đa số người dùng gặp phải chính là rau củ quả thường bị úa, bị hư quá nhanh khiến họ cảm thấy vô cùng khó khăn và mong muốn tìm được cách bảo quản rau củ quả sao cho đơn giản, hiệu quả nhất để đảm bảo nguồn rau tươi ngon cho cả gia đình mình trong suốt tuần. Việc mỗi gia đình đều sắm cho mình những chiếc tủ lạnh hiện đại hơn, đựng được nhiều thực phẩm hơn, nhưng việc bảo quản rau củ quả vẫn chưa phù hợp.
Trước những khó khăn mà người tiêu dùng đang gặp phải Tiêu chuẩn Nhật xin sẽ trình bày về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm, cụ thể là các loại rau củ quả và hướng dẫn cách bảo quản rau củ quả trong Tủ Lạnh nội địa Nhật sao cho giữ được lâu và an toàn.
>> Xem thêm: Những Ưu Điểm Của Tủ Lạnh Nhật Bãi
Nguyên lý Bảo quản rau củ quả
Rau củ quả là loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau củ quả chiếm rất cao. Hàm lượng nước chiếm 85% đến 95%. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
Mặt khác thành phần dinh dưỡng của rau củ quả rất phong phú, kết cấu thì mềm, xốp, dễ dập càng tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển.
Rau củ quả sau khi thu hái trong điều kiện môi trường khí quyển bình thường, chất lượng của chúng sẽ giảm dần và tiến tới hư hỏng hoàn toàn do thối rữa. Nguyên nhân trực tiếp cơ bản dẫn đến sự hư hỏng thối rữa của rau củ quả, là hiện tượng chín và hiện tượng nhiễm bệnh.
Hiện tượng Chín
Hiện tượng Chín là quá trình diễn ra tự nhiên đối với rau, củ, quả
Chín là giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. Rau củ quả tươi sau thu hoạch vẫn tiếp tục quá trình sống như lúc còn trên cây.
Quá trình chín phụ thuộc vào cường độ hô hấp của rau củ quả. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho hoạt động sống của tế bào. Rau củ quả sau thu hái sẽ hô hấp với cường độ càng cao, dẫn đến hiện tượng chín càng nhanh. Lúc này thời gian bảo quản càng rút ngắn.
Để kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả, đồng nghĩa với việc kìm hãm hoạt động sống, ức chế cường độ hô hấp, dẫn đến kiềm hãm tốc độ chín và nảy mầm.
Hiện tượng Nhiễm bệnh
Rau, củ, quả đều có thể nhiễm các loại vi sinh và nấm mốc tự nhiên => Sẽ hư hỏng, thối rửa nếu không được bảo quản đúng cách
Nhiễm bệnh là hiện tượng rau củ quả bị nhiễm vi sinh vật và gây bệnh lên rau củ quả gây hư hỏng hoặc thối rữa.
Sự hư hỏng, thối rữa của rau củ quả sau khi thu hái xảy ra chủ yếu do nguyên nhân nhiễm bệnh. Dù thực phẩm có hạn chế quá trình chín đến mức tốt nhất, nhưng vi sinh vật nấm mốc có điều kiện hoạt động tốt thì chúng cũng gây bệnh lên rau củ quả, dẫn đến tình trạng thối rữa, hư hỏng.
Để kéo dài thời gian bảo quản, cần phải ngăn chặn tối đa hoạt động của vi sinh vật.
Như vậy việc bảo quản thực phẩm mà cụ thể là rau củ quả chính là điều chỉnh các quá trình sinh học xảy ra trong rau củ quả, đồng thời điều chỉnh các quá trình sinh học xảy ra trong vi sinh vật.
Cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh ngay sau khi mua về
Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng
Loai bỏ những phần bị hư, dập…
Những phần bị hỏng sẽ sinh ra khí ethylene, ảnh hưởng đến các loại rau củ quả khác nếu để chung, ngoài ra còn làm cho mầm nấm mốc lây lan và làm hư những thực phẩm khác. Cắt bớt ngọn củ cải, cà rốt, su hào trước
Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Nếu bạn muốn rửa rau, hãy làm cho rau thật khô và ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh (tránh bị úng)
Nếu bạn có thói quen rửa rau thì mới yên tâm thì hãy làm cho rau thật ráo nước. Bạn cũng có thể dùng rổ quay rau để làm ráo nước rau củ quả một cách nhanh chóng.
Bảo quản rau củ quả trong túi giấy, túi nhựa hay hộp bảo quản chất liệu tốt, chuyên dụng
Bảo quản riêng từng loại thực phẩm bằng hộp nhựa bảo quản thực phẩm, túi zip, bên dưới hộp hoặc túi có lót 1 lớp giấy ăn để hút ẩm. Nên đặt thêm dưới đáy ngăn rau 1 lớp khăn giấy ăn để hút ẩm. Với mốt số loại thực phẩm có nhiều nước thì bạn nên cho vào túi giấy thực phẩm (nấm). Bạn cũng có thể bọc rau củ với túi ny-lon và bó chặt phía dưới trước khi cho vào tủ lạnh.
Lưu ý thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh sẽ là khác nhau cho từng loại rau củ quả và tùy vào môi trường trong Tủ Lạnh Nhật Bãi có sạch sẽ, có bị nhiễm khuẩn chéo, có đúng nhiệt độ bảo quản hay không. Nhưng nhìn chung thì thời gian bảo quản từ 3-7 ngày tùy loại. Để xem chi tiết cách bảo quản theo từng loại rau củ quả cụ thể, nhấp vào tên loại rau củ bên dưới để xem chi tiết.
Theo dõi nhiệt độ bảo quản
Đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 1 – 4 độ C. Nếu nhà bạn đang dùng máy lạnh đời cũ không có hiển thị nhiệt độ của tủ lạnh, bạn có thể mua những nhiệt kế chuyên dùng cho tủ lạnh, tủ đông để luôn đảm bảo nhiệt độ luôn trong ngưỡng..
Bí quyết để gia đình luôn có rau củ quả tươi cho bữa ăn giàu sức khỏe
Dưới đây Tiêu chuẩn Nhật tổng hợp một số bí quyết nho nhỏ để giúp các bạn có thể bảo quản tốt nhất tủ “thực phẩm xanh” cho gia đình mình:
Không mua nhiều hơn nhu cầu sử dụng vì đang giảm giá.
Khi lưu trữ trong tủ lạnh thì các bạn nên ưu tiên những loại rau củ quả dùng trước để ra bên ngoài đễ dễ thấy, dễ lấy. Thường xuyên kiểm tra dọn dẹp lại tủ lạnh để phát hiện những thực phẩm bị “bỏ quên”
+ Trước khi cho vào bảo quản tủ lạnh:
+ Nên loại bỏ những phần hư, héo, dập, úng.
+ Giữ rau củ quả luôn khô (không nên rửa rau trước khi bảo quản, các bạn chỉ nên rửa trước khi sử dụng hoặc chế biến).
+ Nên bọc vào các túi nylon có đục lỗ để thoáng khí, hoặc quấn bằng giấy bảo quản thực phẩm để giữ độ ẩm vừa phải.
Các loại quả sinh khí ehtylen (thường là các loại trái cây) không nên để gần các loại rau xanh vì rau xanh dễ hấp thu khí ehtylen và nhanh bị hư hại.
Nếu bạn có thói quen dùng những túi nhựa, hộp nhựa để bảo quản rau củ quả thì nên chọn những thương hiệu cao cấp để bảo quản vì chất liệu nhựa tốt, không gây hại cho sức khỏe, không chứa chất BPA.